Wednesday, May 11, 2011

Ba Mươi Hai tướng Tốt - Tám Mươi Vẻ Đẹp


32 Tướng đại nhân (mahāpurisalakkha-na).

Một vị Chánh Ðẳng Giác -- Sammāsambuddho và vị Chuyển Luân Vương -- Cakkavattirājā, mới có đủ 32 tường đại nhân này:

1. Lòng bàn chân bằng phẳng.
2. Dưới hai lòng bàn chân có hiện ra hình bánh xe với đầy đủ các bộ phận, vành xe, trục xe và 1000 căm xe.
3. Gót chân thon dài.
4. Ngón tay ngón chân dài.
5. Tay chân mềm mại.
6. Tay chân có chỉ giăng như màn lưới.
7. Mắt cá chân dáng như con sò.
8. Ống chân thon thả như chân hươu.
9. Ðứng thẳng không khom xuống, cũng có thể với bàn tày sờ chạm đầu gối.
10. Ngọc hành ẩn kín trong bọc da.
11. Màu da sáng ánh như vàng ròng.
12. Da thật láng mịn, bụi bặm không bám.
13. Mỗi lỗ chân lông mọc chỉ một sợi lông.
14. Lông mọc hướng về phía trên, các lông có màu xanh đen và xoáy tròn chiều bên hữu.
15. Thân hình ngay thẳng như thân phạm thiên.
16. Bảy chỗ là cổ, 2 lưng bàn tay, 2 lưng bàn chân, 2 bả vai, đều no đầy.
17. Bán thân trên tựa như mình sư tử hẩu.
18. Lưng bằng phẳng.
19. Thân cân đối như cây bàng, thân cao bằng sải tay và sải tay dài bằng thân.
20. Vị giác nhạy bén, tức là thần kinh lưỡi cực nhạy dễ dàng hấp thụ hương vị thức ăn.
21. Cần cổ tròn trịa, thẳng đều.
22. Càm tròn như càm sư tử.
23. Có 40 cái răng, mỗi hàm 20 cái.
24. Răng bằng và đều.
25. Răng mọc khít khao.
26. Bốn chiếc răng nhọn thật trắng sạch.
27. Lưỡi rộng dài.
28. Tiếng nói trong ấm rõ ràng như tiếng nói của phạm thiên hoặc như tiếng chim karavika.
29. Tròng mắt đen huyền.
30. Lông mi dài mịn như mi mắt con bê.
31. Giữa đôi lông mày có chùm lông trắng mềm như bông.
32. Ðầu có nhục kế, là xương đỉnh đầu nổi vung lên trông như đội mão.

D. III.143: Lakkhaa sutta.

80 vẻ đẹp, hay tướng phụ của Ðức Phật (Anubyañjanā):

1. Tóc Ngài đen huyền và sáng
2. Tóc Ngài có mùi thơm tự nhiên.
3. Hương tóc luôn luôn thơm tỏa chung quanh.
4. Mỗi sợi tóc đều xoắn tròn.
5. Tóc ngài luôn luôn xoắn hướng về bên phải.
6. Tóc ngài mịn mượt.
7. Tóc ngài trật tự không bị rối.
8. Tóc ngài thuần một màu đen không như thường nhân có chạn tuổi màu đen muối tiêu.
9. Tóc lông của ngài luôn luôn mọc ép sát, không mọc dựng như phàm nhân.
10. Lông trên thân ngài màu xanh đen.
11. Các sợi lông đều dài bằng nhau.
12. Các sợi lông mọc trật tự không nghiêng ngả.
13. Cặp chân mày của ngài hình cánh cung.
14. Ðuôi chân mày kéo dài đến tận đuôi mắt.
15. Lông mày lớn và đậm.
16. Lông mày mọc thứ lớp xếp lên như nhau.
17. Lông mày của ngài rất mịn.
18. Răng của ngài tự nhiên sạch sẽ không cáu bợn.
19. Răng ngài trắng bóng như xa-cừ.
20. Bốn chiếc răng nhọn tròn và sạch.
21. Răng ngài trơn láng không có dấu hằn khuyết.
22. Da thịt ngài luôn luôn êm mát
23. Da thịt ngài luôn luôn căng đầy, không nhăn nheo dù ở chạn tuổi nào.
24. Làn da ngài mịn láng đến mức bụi bặm không bám dính được.
25. Tròng mắt của ngài có năm đồng tử với năm màu trong suốt (thị lực mạnh có thể thấy một hạt mè cách xa 1 do tuần dù trong đêm tối).
26. Hai hố mắt rộng và dài bằng nhau.
27. Lỗ tai thật tròn.
28. Vành tai dài và đẹp như cánh sen.
29. Sống mũi cao và tuyệt đẹp.
30. Cánh mũi kiểu đáng thanh tú.
31. Lưỡi của ngài mềm mại và đỏ thắm.
32. Lưỡi của ngài là kiểu lưỡi đẹp nhất.
33. Hơi thở của ngài rất vi tế.
34. Ðôi môi đều nhau và luôn luôn đỏ thắm
35. Ðôi môi ngài luôn có mùi thơm của hoa sen.
36. Ðôi môi ngài luôn hé mở như sắp cười.
37. Vầng trán của ngài hoàn toàn cân đối.
38. Trán của ngài là kiểu trán đẹp nhất.
39. Khuôn mặt ngài thon dài một cách cân xứng, không phải mập tròn.
40. Lưỡng quyền khuất kín đầy đặn.
41. Lưỡng quyền của ngài là kiểu lưỡng quyền đẹp nhất.
42. Ðầu của ngài trông như chiếc tán lọng ngọc.
43. Nhục kế (đỉnh đầu) liên tục phát sáng suốt ngày đêm.
44. Ngũ quan của ngài luôn trong sáng thanh tịnh.
45. Eo lưng rõ rệt, bụng như lõm sâu.
46. Lỗ rún tròn trịa tuyệt đối.
47. Trên vùng bụng của ngài có nếp da xoáy tròn về bên phải.
48. Tay chân ngài đầy đặn tròn lẳng.
49. Các ngón tay chân của ngài sáng ánh tuyệt đẹp.
50. Các ngón tay chân thon dài đều đặn theo thứ lớp.
51. Các ngón tay chân dạng tròn trịa như được thợ mài dũa trau chuốt.
52. Các móng tay chân đều có màu ửng hồng.
53. Các đầu móng tay chân thẳng vút tự nhiên không gãy quặp.
54. Các móng tay chân bề mặt đầy đặn trơn láng.
55. Ðôi chân bằng nhau tuyệt đối, không chênh lệch lớn nhỏ cao dù cỡ bằng hạt mè.
56. Ðầu gối tròn trịa không lộ xương ra dù ở tư thế nào.
57. Bắp chân trông giống như cây chuối vàng, thẳng ngay một cách hoàn chỉnh.
58. Cánh tay ngài co duỗi uyển chuyển như vòi voi erāva
a của Ðế thích cởi.
59. Trong lòng bàn tay các đường chỉ tay luôn đỏ hồng.
60. Lằn chỉ tay sâu đậm.
61. Các lằn chỉ tay kéo dài không đứt quãng.
62. Các lằn chỉ tay chạy thẳng không gấp khúc.
63. Ngài thành tựu hoàn hảo thân tướng nam nhân, không có một cử chỉ hay bộ phận nào giống nữ giới.
64. Các bộ phận thân thể của ngài đều tuyệt hảo đến mức độ như người ta tưởng đến pho tượng thẩm mỹ.
65. trên thân ngài thịt được phân bố thích hợp từng chỗ, không thiếu không thừa.
66. Toàn thân ngài không hề có một nốt ruồi hay dấu tàn nhang lớn nhỏ.
67. Cơ thể ngài hoàn toàn cân đối.
68. Thân lực (sức mạnh về thân) bằng 10 sức con voi Chaddanta, tương đương với 10 tỷ con voi thường.
69. Báu thân của ngài luôn luôn có vầng sáng tỏa ra, trừ khi ngài muốn dấu kín.
70. Thân ngài tự nhiên phát hào quang.
71. Thân ngài luôn sung mãn tươi mát.
72. Thân ngài luôn luôn tinh khiết.
73. Thân ngài không hề có chai sượng thô cứng.
74. Thân ngài có mùi thơm tự nhiên.
75. Khắp châu thân ngài được phủ kín bởi những lông tơ mịn.
76. Khi ngài bước đi, luôn luôn nhấc chân phải trước.
77. Ngài có dáng đi đường bệ kỳ vĩ như voi chúa.
78. Ngài có dáng đi hiên ngang oai dũng như sư tử chúa.
79. Ngài có dáng đi nhẹ nhàng thanh thoát như con hạc chúa.
80. Ngài có dáng đi uy nghiêm chậm rãi như con ngưu vương.

Saturday, May 7, 2011

6 Bài Kệ Của ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

1) Năng lễ sở lễ tính không tịch:
(Bản tính của con là người lạy và của Phật là người được lạy, cả hai đều Không tịch).
Phải quán tự thân tâm mình, tức người lạy Phật, vốn chỉ do duyên khởi nên thật sự chỉ là Không. Phật là "tha", là người được lạy, thân tâm Ngài cũng không ngoài duyên khởi nên thật ra cũng chỉ là Không.

Cả hai đều tịch tĩnh, không có tác dụng gì hiện khởi hết. Song đó chỉ là mặt thề của duyên khởi mà thôi. Nơi mặt tướng hay mặt dụng của duyên khởi, thời thân tâm người lạy Phật, cũng như thân tâm của Phật, các pháp duyên khởi này, chỉ chờ theo nhân duyên là hiển hiện ra vô biên các tác dụng.


2) Cảm ướng đạo giao nan tư nghì:
(Song sự cảm ứng qua lại của "Ðạo" quả là khó nghĩ bàn).
Thế nên, do lực tâm nguyện Bồ Ðề của người lạy Phật làm khởi động lên hành động lạy Phật, và như thế tạo thành sự liên hệ giữa mình và toàn thề Chư Phật như sau: Tuy nơi thể, tự thân tâm mình là Không, song nơi dụng, do nguyện lực ấy làm duyên khơi động mà biến thân tâm mình thành có tác dụng đảnh lễ.

Phật cũng thế, thân tâm Ngài nơi tự thể tuy là Không, song nơi dụng, do duyên theo nguyện lực Bồ Ðề của người lạy Phật mà thân tâm ấy phát triển ra tác dụng làm nơi nương tựa và gia lực hộ trì. Nguyện lực chủ động này bất khả tư nghì, nó có thề khơi dậy được hết các tác dụng của người tu hành cũng như mọi tác dụng gia trí của Chư Phật.

Lý do là ở chỗ các pháp tự cũng như tha, tức thân tâm mình và thân tâm Phật, đều là duyên khởi Không, không có tự ngã (như vào đầu đã quán); song vì là duyên khởi, không có một tự thể cố định, nên các pháp sẽ tùy duyên mà hiển hiện ra vô lượng các tác dụng tương ưng. Vỉ vậy người thờ Phật cần phải biết cách phát nguyện cho đúng cho chân chính, thì nguyện này sẽ " lôi" ra được hết mọi tác dụng tốt đẹp nhất của chính thân tâm mình và thân tâm của Chư Phật. Cảnh giới của nguyện lực " Ðạo" này như sau:


3)Ngã thử đạo tràng như đế châu:
(Ðạo tràng của con đây như viên ngọc châu của lưới trời Ðế Thích).
Khi phát nguyện Bồ Ðề thờ Phật, người thờ Phật không nguyện chỉ thờ một Phật mà thôi. Vì nguyện như thế là có giới hạn, mà có giới hạn là phản nghĩa lại với chân lý duyên khởi Không. Nên một nguyện như thế sẽ không thể đủ lực để khơi dậy tác dụng giác ngộ viên mãn nơi người thờ Phật.

Ðồng thời vỉ lực nguyện ấy không chịu duyên khắp chư Phật, nên nó không thể làm duyên để khơi dậy tác dụng giác ngộ khắp mười phương được. Vì lẽ ấy mà người thờ Phật theo Bồ Ðề Tâm là phải phát nguyện thờ vô lượng vô biên bất cùng tận mười phương ba đời Chư Phật. Tâm nguyện lực này chân chính nhất và mạnh mẽ không thể tưởng nổi.
Nguyện lực này một mặt làm duyên để khơi dậy tác dụng giác ngộ, giáo hóa , gia trì, hộ niệm, không phải chỉ của một pho tượng Phật trước mặt người lễ lạy, mà thật ra còn liên hệ và khơi dậy tất cả các tác dụng ấy nơi khắp mười phương vô tận các Chư Phật, và thu nhiếp hết về hiển hiện sống động ngay chính trong Ðạo tràng duyên khởi của mình vậy. Thế nên người lạy Phật cần phải vận tâm quán tưởng Ðạo tràng duyên khởi của mình gồm tâm nguyện, bàn thờ và tượng Phật, như một viên ngọc châu trong mỗi mắt lưới của lưới trời Ðế Thích.


4) Thập Phương Chư Phật ảnh hiện trung:
( Ảnh của Mười Phương Chư Phật đền hiện trong ấy ).
Như mỗi mắt lưới ngọc đều ảnh hiện các mắt lưói khác, người lạy Phật cũng quán thấy trong một nhân duyên khởi Ðạo tràng của mỉnh, do lực nguyện Bồ đề hấp dẫn chiêu cảm mà Mười Phương Chư Phật với toàn thể pháp hội của các Ngài dều hiển hiện toàn thân, nghĩa là tác dụng giác ngộ, thuyết pháp độ sinh của Mười Phương Chư Phật đều do lực nguyện Bồ Ðề lạy Phật mà đồng khởi dậy 1 lúc. Người lạy Phật quán thấy Mười Phương bất tận Chư Phật cùng Phật hội hiện ra "y đúc", như vô lượng các mắt ngọc khác hiện bóng trong một mắt ngọc vậy.


5) Ngã thân ảnh hiện Chư Phật tiền:
( Ảnh của thân con lại hiện ra trước Chư Phật ).
Không những vậy, lực nguyện Bồ đề này còn làm duyên khơi dậy tác động lễ lạy quy y không cùng tận nơi chính thân tâm của người lễ lạy, ngay tức thời, cùng một lúc, đối với Mười Phương bất tận Chư Phật. Và cũng thế nguyện lực Bồ đề và Ðạo tràng pháp hội của Mười Phương bất tận Chư Phật, mỗi Phật hội cũng như một mắt ngọc châu đều phản chiếu hiện lên ảnh người lạy Phật, đúng y như thế, ở ngay trước mỗi Phật một mà chuẩn bị đảnh lễ.


6) Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ:
(Ðầu mặt con lạy xát xuống dưới chân Chư Phật mà xin quy y vâng mạng lễ lạy).
Do nguyện lực Bồ đề của người lạy Phật và nguyện lực Bồ đề của Chư Phật cảm ứng với nhau mà Ðạo tràng của người lạy cũng vô tận Ðạo tràng của vô tận Chư Phật thu hút lẫn nhau như ảnh hiện lại qua giữa một viên ngọc châu này cùng vô lượng viên ngọc châu khác. Ðó là cảnh giới duyên khởi thù thắng bất khà tư nghì của một người lạy Phật, hay một ngưởi thờ Phật theo Phật Giáo Ðại Thừa. Trong cảnh giới ấy, với tâm quán tưởng như thế mà một Phật tử Ðại Thừa lễ lạy Phật.


Thờ Phật như thế, quả thật không giống với bất cứ sự thờ phượng nào của thế gian hay của bất cứ Tôn Giáo nào. Ðã đành các vật liệu để thờ vẫn là các hình tượng, bàn thờ; năng lực thôi động thờ phượng vẫn là lòng tin tưởng sùng mộ. Song thêm vào, Phật Giáo Ðại Thừa thấy ra rằng các vật liệu để thờ như bàn thờ, như tượng Phật, đều do duyên mà khởi nên.

Pháp do duyên khởi có hai "cấp bậc", cấp đầu như là nguyên tố cấp sau như là sự vật. Như do duyên khởi mà thành đắt là nguyên tố, duyên theo đắt mà tạo thành bình là sự vật. Là như duyên khởi thành đồng là nguyên tố, đồng lại tùy theo các duyên khác nhau mà thành vũ khí, thành bồn chậu, hoặc thành tượng Phật, là các sự vật. Khi duyên khởi thành các sự vật khác nhau thì mỗi sự vật có tác dụng riêng biệt khác nhau của chúng. Như khi đồng thành vũ khí, thì nó không có tác dụng của bồn chậu, hay của tượng Phật. Ngược lại cũng vậy, chúng ta không thể vác bồn chậu hay tượng Phật ra chiến trường đánh nhau được.

Cũng như không thề cung kính lễ lạy vũ khí hay bồn chậu bằng đồng mà phát khởi ra lực công đức của Dạo được. Song nếu lấy đồng ấy làm thành tượng Phật, thì khi lể lạy công đức của Ðạo pháp sinh và tăng trưởng. Hay như có dẫm lên vũ khí hay bồn chậu, có phá vờ chúng đi với tâm khinh miệt, thì cũng chẳng phát sinh tác dụng tội lỗi gì. Như nếu lấy đồng đó làm thành tượng Phật rồi, mà lại dẫm lên hay hủy hoại đi thì lại thành tội lỗi rất lớn. Ðiều ấy chứng tỏ hình tượng Phật có một tác dụng nhân quả rất mạnh mẽ.

Phật Giáo Ðại thừa không hề thấy rằng hình tượng chỉ là các vật "chết", các biểu tượng mà thôi. Do đó người Phật tử Ðại thừa khi thờ tượng Phật đều quán tưởng Phật sống động y như Phật thật. Bàn thờ Phật và tượng Phật đều có tác dụng mạnh mẽ làm phát triển công đức của Dạo, tức làm tăng trưởng Bồ đề tâm.
Lại nữa, thờ Phật là một duyên sự, một Ðạo tràng, để tôi luyện tâm nguyện Bồ đề. Thế nên nếu thờ Phật mà không phát Bồ đề tâm, thì coi như hạt nhân của sự thờ Phật không có, nhân duyên chính yếu và chủ động không có, thì kết quả chân chính cũng sẽ không có. Thờ Phật như thế cũng chẳng khác gì thờ ông bà cha mẹ, hay thở tổ tiên thánh nhân, hay thờ thần linh thượng đế mà thôi.

Do đó mà tâm nguyện Bồ đề là cột trụ, là động lực chủ chốt, là hạt nhân chính yếu trong duyên khởi thời Phật vậy. Vì vậy người Phật tử Ðại thừa không chỉ thời Phật với tất cả tâm tỉnh cảm thân thiết, trọn lòng mến tưởng sùng mộ, mà trên hết là bằng cả một đại nguyện bao la không cùng tận nữa. Ðại nguyện này không gì khác hơn là mười hạnh nguyện vô cùng tận của Phổ Hiền Bồ Tát.
Nguyên tắc thờ Phật tuy là thế, song với chúng ta, những người "sơ cơ", Bồ đề nguyện rất lỏng lẻo, mà lý do là vì lòng tin chưa lập được. Thế nên việc học hỏi các giáo pháp của Ðại thừa cho thông suốt, để thành lập được một lòng tin vững chắc với Ðại Thừa, là điều quan trọng trước nhất phải làm. Song bước chân vào Ðại thừa thời Bồ Ðề Tâm là nền tảng.

Muốn học giáo Pháp Ðại thửa, thì cũng phải phát nguyện Bồ đề, thì sự học hỏi mới chân chính được, mà không trở thành một kiến thức sách vở của nhà trường. Cho nên đồng thời với sự học hỏi giáo pháp, một Phật tử Ðại thừa cần thiết nhất là phải thờ Phật. Thờ Phật dù chưa được như những gì nói trên, chưa đúng được với hạnh nguyện Phổ Hiền, song vẫn phải thờ với tất cà chân tình thiết tha, với tất cả lòng sùng mộ vả tin tưởng tuyệt đối của mình. Bàn thờ càng trang nghiêm, tượng Phật càng tướng hảo bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu.

Thờ Phật, theo hạnh nguyện Phổ Hiền, thời gồm có lễ kính Chư Phật, ca ngợi Chư Phật, cúng dường Chư Phật, sám hối tội lỗi, và tùy hỷ công đức v.v... ngưởi thờ Phật theo đó mà thực hành. Sự thật hành này càng chân thiết bao nhiêu, thì việc học Phật càng bảo đảm bấy nhiêu.
Càng thờ Phật lâu dần, công đức, tức năng lực hành Ðạo, càng tăng trưởng, và lòng tin càng xát thực và được thiết lập. Quan điểm rằng lòng tin hoàn toàn phụ thứ và không cần có, đối với Ðại thừa Phật giáo, là một sai lầm tay hại vô cùng. Tin như thế nào và tin ra làm sao, tin ai và tin Phật nào ? Ðó cũng là những điều mà người thờ Phật cần phải sáng tỏ hoàn toàn.
Tóm lại, thờ Phật trong Phật giáo Ðại thửa, chỉ là để gieo "nhân" thành Phật và để đạt đến "quả" thành Phật. Song đối với người chưa thông suốt vấn đề, thì thờ Phật theo Ðại thừa hết sức là phức tạp và khó hiểu.

Bao nhiêu thắc mắc và nghi ngờ nảy sinh ngay trong gìới Phật tử. Ðể giải đáp các thắc mắc và giải tỏa các nghi ngờ này, chúng ta đã đụng chạm đến một ít phần nào của nguyên lý duyên khởi. Song một phần ít đó chưa đủ chút nào cho biết bao thắc mắc khác nữa.

Nên vấn đề duyên khởi này còn cần phải được khảo sát trong một bài riêng rẽ. Và các hạnh nguyện của Phổ Hiền cũng cần phải được khai triển cho sáng tỏ, thì vấn đề thờ Phật trong Phật giáo Ðại thừa mới có thể "hiển lộ toàn thân" ra được.
Thích Nhất Chân