Diệu trạm tổng trì bất động tôn, Đệ Nhất Ðệ Nhị 188. Ô Hồng Ðệ Tam 233. Ra xà bà dạ Ðệ Tứ 364. Bà dà phạm Ðệ Ngũ 435. Ðột sắc tra chất đa |
|

Sunday, February 20, 2011
Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm
Wednesday, February 9, 2011
Hoà Thượng Thích Mãn Giác_Huyền Không
NHỚ CHÙA
Tự thuở ra đi, vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua,
Trong tôi, bừng dậy niềm chua xót :
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa.
Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng
Có con đường đỏ chạy lang thang
Có hàng tre gợi hồn đất nước :
Yên lặng, chùa tôi ngập nắng vàng.
Có những cây mai sống trọn đời
Bên hàng tùng bách mãi xanh tươi.
Nhìn lên, phảng phất hương trầm tỏa
Đức Phật từ bi miệng mỉm cười.
Tôi nhớ làm sao những buổi chiều
Lời kinh giải thoát vọng cao siêu
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu.
Mỗi tối dân quê đón gió lành
Khắp chùa, dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
An ủi dân hiền mọi mái tranh.
Trầm đốt, hương thơm bay ngạt ngào
Thôn trên xóm dưới dạ nao nao
Dân làng tắm gội, lên chùa lễ
Mười bốn, ba mươi, mỗi tối nào.
Vì vậy, làng tôi sống thái bình
Sớm khuya gần gũi tiếng chuông linh
Sắn khoai gạo bắp nuôi dân xóm
Xây dựng tương lai xứ sở mình.
Chuông vẳng nơi nao, nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung ?
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.
Biết đến bao giờ trở lại quê,
Phân vân lòng gửi nhớ nhung về
Tang thương dù có bao nhiêu nữa
Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê.
Huyền Không
http://lyric.tkaraoke.com/15454/Nho_Chua.html
Monday, February 7, 2011
Thơ của HT Huyền Vi
KHUYẾN TU
Chớ bỏ trôi qua uổng tháng ngày,
Tu hành gắng lấy, để cầm tay,
Bến mê lánh khỏi trăm phần khó,
Cửa Pháp nương nhờ lắm chuyện may !
Nợ trước bốn ơn, lo gắng trả,
Thân sau ba cõi, nguyện đừng vay,
Vô thường niệm niệm xin ghi nhớ,
Chớ bỏ trôi qua uổng tháng ngày!"
Thơ của HT Huyền Vi
***
Suggestions
Don’t let the time flow out of your wish,
Cultivate your mind to harvest the good deeds,
Bustling Life is hard to refuse since you came for it,
Dharma Door is your home to return fortunately as you see it!
The Four Great Debts you borrowed should try to pay back
The Three Woe Realms be away your next life not to be trapped,
The impermanence here and there, please bear in mind it always exists,
Don’t let the time flow out of your wish!
Translated by Helen Quang Tue Nguyen
(April 14, 2009)
Sunday, February 6, 2011
Trần Trung Ðạo
Ðổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Ðốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Ðừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Ðau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.
Trần Trung Ðạo
Boston 1992
Cao Bá Quát
Vị minh tiểu kệ đồng Phan sinh dạ tọa
Tuyển hữu mạc thủ khí
Thủ khí mê kỳ nhân
Vị minh mạc thác hoa
Thác hoa ly kỳ chân
Hiểu tỉnh cấp thanh tuyền
Tế thán lý tân hỏa
Vô yên giữ trần khí
Hối thủ nhất tiếu khả
Nhứ hương quý thanh chân
Bất dụng ngoại thước ngã
Vô dĩ nhất ác khan
Phóng nhĩ tỵ quan giả
Huyễn phục phi tráng nhan
Phồn âm biến đại nhã
Thí lưu nhất chuyễn ngữ
Tự tại chứng hiện quả
Cao Bá Quát
Dịch Nghĩa
Bài thơ này Cao Bá Quát làm nhân một dịp uống trà với Phan Nhạ, người cùng ông chấm thi ở trường thi Thừa Thiên. Trong lần chấm thi này, ông lấy muội đèn sửa bài của một số thí sinh. Công việc bại lộ, ông bị truy tố tội tử hình, sau đổi thành trảm giam hậu.
Dịch Thơ
Bài kệ uống trà làm trong khi ngồi khuya với Phan Nhạ
Người ta không kể bề ngoài
Bề ngoài diêm dúa sơ sài bên trong
Tựa như trà ướp hoa ong
Vị trà đã mất hương lòng mất theo
Sáng ngày giếng nước trong veo
Bỏ than thật nhỏ lò treo giữa lò
Nước sôi không khói không tro
Hai bàn tay sạch thơm tho khề khà
Uống trà cốt ở vị trà
nhiều hoa lắm lá hương trà sao thanh
Đừng vì của hiếm hư danh
Mà đem cái mũi tranh dành thực hư
Áo quần không tạo phong tư
Rườm rà cách điệu làm ngưng cung đàn
Hãy nghe câu kệ lời vàng
Đang là đang có, có là đang đang
Bản dịch: Tường Vũ Anh Thy
Nguyễn Công Trứ
Thoát vòng danh lợi
Chen chúc lợi danh đà chán ngắt
Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao
Đám phồn hoa trót bước chân vào
Sực nghĩ lại giật mình bao xiết kể.
Quá giả vãng nhi bất thuyết (*)
Cái hình hài làm thiệt cái thân chi
Cuộc đời thử gẩm mà suy
Bạn tùng cúc xưa kia là cố cựu
Hẹn với lợi danh ba chén rượu
Vui cùng phong nguyệt một bầu thơ
Chuyện cổ kim so sánh tựa bàn cờ
Riêng vui thú giang sơn phong nguyệt
Mặc xa mã thị thành không dám biết
Thú yên hà trời đất để riêng ta
Nào ai ai biết chăng là
Nguyễn Công Trứ
Dịch Nghĩa
Quá giả vãng nhi bất thuyết: Việc đã qua không nói nữa. Mượn ý từ sách Luận Ngữ.
Không Lộ Thiền Sư
Ngư nhàn
Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên
Ngư ông thuỵ trước vô nhân hoán
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền
Không Lộ Thiền Sư
Dịch Nghĩa
Sông xanh muôn dặm, trời muôn dặm
Một xóm dậu gai, một xóm khói mây .
Ông chài ngủ say tít không ai gọi,
Quá trưa tỉnh dậy, tuyết xuống đầy thuyền.
Dịch Thơ
Cái nhàn của lão chài
Vạn dặm sông xanh, vạn dặm trời,
Ngàn dâu thôn nhỏ, khói lên khơi.
Lão chài say ngủ, không ai gọi,
Tỉnh giấc về trưa, tuyết phủ người.
Bản dịch: Võ Đình
Giác Hải thiền sư
Thị tật
Xuân lai hoa điệp thiện tri thì
Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ
Hoa điệp bổn lai giai thị huyễn
Mạc tu hoa điệp ứng tâm trì
Giác Hải thiền sư
Dịch Nghĩa
Xuân sang hoa bướm quen với thời tiết.
Hoa nở và bướm bay đúng theo thời hạn của chúng.
Nhưng hoa với bướm vốn dĩ đều hư ảo,
Chớ nên bận tâm về hoa với bướm.
Dịch Thơ
Dạy khi bị bệnh
Xuân sang hoa bướm khéo quen thì,
Bướm liệng hoa cười vẫn đúng kỳ.
Nên biết bướm hoa đều huyễn ảo,
Thây hoa, mặc bướm, để lòng chi.
bản dịch: Ngô Tất Tố
(Văn học đời Lý)
Mãn Giác thiền sư
Cáo tật thị chúng
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Mãn Giác thiền sư
Dịch Thơ
Có bệnh bảo với mọi người
Xuân trỗi, trăm qua rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu tóc bạc phơ
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một cành mai .
bản dịch: Ngô Tất Tố
(Trích Văn học đời Lý)
Saturday, February 5, 2011
Tôn Nữ Hỷ Khương
Tôn Nữ Hỷ Khương là nhà thơ thuộc đời thứ năm trực hệ cha truyền con nối trong gia đình vương giả, kể từ vua Minh Mạng xuống. Tên thật của bà là Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, sinh năm 1937 tại Huế. Bà là con gái của nhà thơ lớn Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Tôn Nữ Hỷ Khương là cựu học sinh trường Đồng Khánh.
Vài tác phẩm đã xuất bản của bà gồm có: Đợi mùa trăng (thơ, 1964), Mộng thanh bình (thơ, 1970); Còn gặp nhau (thơ, 1999), Bâng khuâng tình khúc (thơ, 2001), Hồi ức về cha tôi: Ưng Bình Thúc Giạ Thị(văn, in lần đầu 1996 - in lần thứ hai có bổ sung vào 2002), Hãy cho nhau(thơ, 2004), Nước vẫn xanh dòng (thơ, 2005)...
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui (chùm thơ)
Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
Tình người muôn thuở vẫn còn vương
Chắt chiu một chút tình thương mến
cho khắp muôn phương vạn nẻo đường.
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời
Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
Tình người muôn thuở vẫn còn vương
Chắt chiu một chút tình thương mến
cho khắp muôn phương vạn nẻo đường.
Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi
Bao nhiêu thú vị ở trên đời
Vui chơi trong ý tình cao nhã
Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời.
Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi
Cho hương thêm ngát, đời thêm vị
Cho đẹp lòng tất cả mọi người.
Còn gặp nhau thì hãy cứ chào
Giữa miền đất rộng với trời cao
Vui câu nhân nghĩa tròn sau trước
Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau.
Còn gặp nhau thì hãy cứ say
Say tình say nghĩa bấy lâu nay
Say thơ, say nhạc, say bè bạn
Quên cả không gian lẫn tháng ngày.
Còn gặp nhau thì hãy cứ đi
Đi tìm chân lý, lẽ huyền vi
An nhiên tự tại - lòng thanh thản
Đời sống tâm linh thật diệu kỳ!
Nói với nhau
Chẳng oán hờn ai - chớ trách ai,
Hãy đi cho hết quãng đường đời.
Tâm không vướng bận lời phi thị
Chuyện thế gian đùa, nỏ lắng tai.
Hãy cho nhau
Một cơn gió nhẹ thoảng qua
Dễ đưa ta đến lìa xa cõi đời
Để kết thúc một kiếp người,
Mong manh như hạt sương rơi đầu cành!
Thế mà cứ mãi quẩn quanh,
Ghét ghen, sân hận, tranh giành, hơn thua.
Đang là bạn, hóa ra thù,
Đang thân thiết, bỗng thờ ơ lạnh lùng.
Cùng trong cõi tạm sống chung
Chơi vơi bể khổ - mênh mông đất trời.
Hãy cho nhau những nụ cười.
Hãy cho nhau trọn tình người - niềm vui
Hãy cho nhau vị ngọt bùi,
Hãy cho nhau vạn ngàn lời yêu thương,
Tròn câu hiếu đạo, cương thường.
Thursday, February 3, 2011
Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà La Ni.
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo
Duy Na:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Như Lai
- Chứng Minh Công Đức
Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Như Lai
- Chứng Minh Công Đức
Nam Mô Tiêu Tai Tăng Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
- Chứng Minh Công Đức
Tuesday, February 1, 2011
50. KINH CUNG KÍNH (II)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
“Tỳ-kheo nên thực hành hạnh cung kính và khéo quán sát, kính trọng các đồng phạm hạnh.[28]
“Nếu Tỳ-kheo nào không thực hành hạnh cung kính, không khéo quán sát, không kính trọng các đồng phạm hạnh mà pháp oai nghi đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Pháp oai nghi không đầy đủ mà học pháp đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Học pháp không đầy đủ mà thủ hộ các căn, thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Giải thoát không đầy đủ mà Niết-bàn đầy đủ, điều đó không thể xảy ra.
“Nếu Tỳ-kheo nào thực hành hạnh cung kính và khéo quán sát, kính trọng các đồng phạm hạnh nên pháp oai nghi đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Pháp oai nghi đầy đủ nên học pháp đầy đủ, điều đó chắc chắc xảy ra. Học pháp đầy đủ nên thủ hộ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát đầy đủ nên Niết-bàn đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe [487b] Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
49. KINH CUNG KÍNH (I)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Tỳ-kheo nên thực hành hạnh cung kính và khéo quán sát, kính trọng các đồng phạm hạnh. Tỳ-kheo không thực hành hạnh cung kính, không khéo quán sát[23], không kính trọng[24] các đồng phạm hạnh, mà pháp oai nghi[25] đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Pháp oai nghi không đầy đủ mà học pháp đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Học pháp không đầy đủ mà giới thân đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Giới thân không đầy đủ mà định thân đầy đủ[26], điều đó không thể xảy ra. [487a] Định thân không đầy đủ mà tuệ thân đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Tuệ thân không đầy đủ mà giải thoát thân đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Giải thoát thân không đầy đủ mà giải thoát tri kiến thân đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Giải thoát tri kiến thân không đầy đủ mà Niết-bàn đầy đủ, điều đó không thể xảy ra.
“Tỳ-kheo thực hành hạnh cung kính và khéo quán sát, kính trọng các đồng phạm hạnh nên pháp oai nghi đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Pháp oai nghi đầy đủ nên học pháp đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Học pháp[27] đầy đủ nên giới thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Giới thân đầy đủ nên định thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Định thân đầy đủ nên tuệ thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Tuệ thân đầy đủ nên giải thoát thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Giải thoát thân đầy đủ nên giải thoát tri kiến thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Giải thoát tri kiến thân đầy đủ nên Niết-bàn đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra”.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
48. KINH GIỚI (II)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất nói với các Tỳ-kheo rằng:
“Này Chư Hiền, Tỳ-kheo phạm giới tất làm tổn hại việc thủ hộ các căn. Giữ giới thì không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.
“Này Chư Hiền, giống như cây nào mà rễ bị tổn hại thì thân, lõi, nhánh, cành, hoa, lá không thể thành được. Chư Hiền nên biết, Tỳ-kheo cũng lại như vậy. Nếu ai phạm giới thì làm tổn hại việc thủ hộ các căn, thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.
“Này Chư Hiền, Tỳ-kheo thủ hộ thì thường không có sự hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát thì liền đắc Niết-bàn.
“Này Chư Hiền, giống như cây nào mà rễ không hư thì thân, lõi, nhánh, cành, hoa, lá đều thành tựu. Chư Hiền nên biết, Tỳ-kheo cũng như vậy. Nếu ai giữ giới thì thường không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát thì liền đắc Niết-bàn.
Tôn giả Xá-lợi-phất thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Tôn giả Xá-lợi-phất thuyết, hoan hỷ phụng hành.
47. KINH GIỚI (I)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Tỳ-kheo nào phạm giới[21] tất làm tổn hại việc thủ hộ các căn.[22] Thủ hộ giới thì không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.
“Nếu Tỳ-kheo nào giữ giới thì thường không có sự hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát thì liền đắc Niết-bàn.
Phật thuyết [486c] như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.